Đặc điểm của rệp sáp hại sầu riêng
GỌI 09 3947 3947 hoặc 0979 743 443 để được tư vấn cách kháng rệp sáp gây hại trên cây.
Rệp sáp là một loại côn trùng có vóc dáng và màu sắc khá đặc biệt, khiến cho chúng dễ dàng được nhận biết. Mỗi con rệp sáp có hình dạng bầu dục, dài khoảng 3 đến 5mm, có màu xám nhạt. Cơ thể của rệp sáp được phủ bởi một lớp sáp trắng, do đó chúng rất khó bị tiêu diệt khi sử dụng thuốc trừ sâu thông thường. Rệp sáp hại sầu riêng sống theo bầy đàn và thường bám vào nhau. Chúng có tốc độ di chuyển chậm chạp và sống chủ yếu trên các bộ phận non của cây như lá non, chồi non, hay quả vừa kết trái.
Biểu hiện và tác hại của rệp sáp đối với cây sầu riêng
Biểu hiện của sầu riêng khi bị rệp sáp tấn công
Khi sầu riêng bị rệp sáp tấn công, tùy thuộc vào mức độ cây sẽ có biểu hiện khác nhau. Một số biểu hiện khi cây bị rệp sáp tấn công bao gồm:
- Biểu hiện của giai đầu tiên là có sự xuất hiện của phấn trắng trên lá, hoa hoặc quả. Đó là sáp của các con rệp chưa trưởng thành, lúc này chúng có kích thước rất nhỏ khó quan sát. Vì vậy đặc điểm nhận dạng duy nhất của chúng là các phần sáp trắng.
- Khi rệp sáp sinh sản đến số lượng nhiều là lúc chúng đã tấn công sầu riêng. Biểu hiện đầu tiên của cuộc tấn công là lá non bị co lại hoặc héo úa. Lá cây sẽ trở nên yếu hơn, có màu xanh nhạt dần, cuối cùng là héo úa và rụng xuống.
- Xuất hiện dịch nhầy trên lá và thân cây: Rệp sáp tiết ra một chất nhầy khi ăn lá cây làm cho khả năng quang hợp của cây sầu riêng bị giảm. Điều này dẫn đến việc lá cây và thân cây trở nên không khỏe mạnh.
- Trái cây không phát triển: Nếu rệp sáp tấn công vào quả non, quả sẽ ngừng phát triển và có thể rụng sớm. Nếu quả trưởng thành có rệp thì sẽ bị nứt hoặc hư hỏng, làm giảm giá trị thương mại của sầu riêng.
Tác hại của rệp sáp đối với sầu riêng
Rệp sáp có thể gây ra thiệt hại lớn cho cây sầu riêng. Chúng có thể tấn công cả lá, hoa và quả của cây, nhưng thiệt hại nghiêm trọng nhất là trên hoa và quả non. Rệp sáp hại sầu riêng bám trên bề mặt quả hoặc cuộn lá nôn để sinh sống và phát triển, điều này dẫn đến sự suy tàn về năng suất cho quả của cây sầu riêng. Vì vậy có thể kể đến các thiệt hại của rệp sáp gây ra như sau:
- Gây ra sự thoái hóa và giảm chất lượng quả sầu riêng: Khi rệp sáp ăn các bộ phận của sầu riêng như quả, lá hay hoa, chúng gây ra sự thiếu hụt dinh dưỡng và suy giảm sự phát triển của cây. Điều này dẫn đến sự thoái hóa và giảm chất lượng của quả sầu riêng, khiến cho chúng không thể phát triển đầy đủ và gây thiệt hại nghiêm trọng về sản lượng.
- Rệp sáp có khả năng truyền nhiều loại bệnh cho cây sầu riêng thông qua các vết hở của chúng để lại. Khi chúng ăn vào lá hoặc quả sầu riêng, chúng đưa vào các loại vi khuẩn và nấm gây bệnh. Nếu sầu riêng bị nhiễm nhiều loại bệnh sẽ rất khó để điều trị, khả năng cao cây sẽ không thể tiếp tục sinh trưởng.
- Gây mất cân bằng sinh thái: Khi rệp sáp sinh trưởng với số lượng nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài côn trùng có lợi khác. Nhà vườn đặc biệt lo ngại khi sử dụng các loại thuốc trừ sâu để trừ rệp sáp. Vì nếu dùng không đúng cách, thuốc trừ sâu có thể ảnh hưởng đến các loài côn trùng có lợi khác trong khu vườn.
- Thiệt hại lớn nhất khi sầu riêng bị rệp sáp tấn công là về kinh tế. Sầu riêng là một trong những loại cây trồng có giá trị thương mại cao. Rệp sáp hại sầu riêng làm cho năng xuất quả bị giảm, cùng với đó là giá trị của quả sầu riêng. Do đó dẫn đến sự tổn thất kinh tế đáng kể cho người dân trồng sầu riêng.
Cách phòng ngừa và tiêu diệt rệp sáp hại sầu riêng
Cách phòng tránh rệp sáp hại sầu riêng
Việc phòng tránh sâu bệnh luôn là điều cần thiết trong trồng trọt. Áp dụng các biện pháp phòng ngừa sâu bệnh, đặc biệt là rệp sáp hại sầu riêng giúp bà con tiết kiệm thời gian trừ bệnh; an tâm hơn trong một mùa vụ bội thu. Dưới đây là một vài biện pháp phòng rệp sáp:
- 1Giữ vệ sinh vườn sầu riêng: Để giảm thiểu nguy cơ rệp sáp hại cho sầu riêng cần phải thường xuyên vệ sinh khu vực vườn cây, vì loại côn trùng này rất thích sống ở những nơi bẩn, ẩm ướt.
- Để ngăn chặn rệp sáp tấn công sâu riêng, nhà vườn nên thăm khám và “thanh lọc” vườn thường xuyên. Bằng cách loại bỏ những chiếc lá bị hư hỏng, lõi lá khô, và các mảnh vụn khác trên cây. Nếu phát hiện thấy những chồi cây mới bị tổn thương, thì hãy cắt chúng và tiêu hủy để tránh tạo điều kiện thuận lợi cho rệp sáp phát triển.
- Trồng cây phụ giúp ngăn chặn rệp sáp: Bà con có thể trồng những loại cây phụ như rau mùi, bạc hà, tỏi hay cà chua trong khu vực vườn cây trồng sầu riêng. Các loại cây này sẽ thu hút rệp sáp, tạo điều kiện cho nhà vườn dễ dàng tiêu diệt chúng hơn.
Cách tiêu diệt rệp sáp hại sầu riêng
Khi phát hiện có rệp sáp hại sầu riêng bà con không nên vội vàng sử dụng ngay thuốc trừ sâu hóa học. Vì nếu sử dụng không đúng cách sẽ tiêu diệt các loại côn trùng có lợi khác, tạo điều kiện cho các loài sâu bệnh khác ngoài rệp sáp xâm nhập sầu riêng. Vậy nên để xử lý rệp sáp hại sầu riêng nhà vườn có thể tham khảo các biện pháp sau:
- Sử dụng các loại vật nuôi để tiêu diệt rệp sáp: Giống như các côn trùng khác, rệp sáp cũng là một nguồn thức ăn của một số loài vật nuôi. Các loài chim như vạc, cú và các loài nhện thường ăn rệp sáp và có thể giúp kiểm soát số lượng rệp sáp trong vườn. Tuy nhiên không nên sử dụng kiến vì chúng có khả năng giúp cho rệp sáp lây lan nhanh chóng.
- Sử dụng phương pháp sinh học (sử dụng thiên địch; thuốc trừ sâu có nguồn gốc từ vi sinh, nấm): Tương tự như việc sử dụng loài vật nuôi để tiêu diệt rệp sáp. Phương pháp sinh học là một giải pháp giúp kiểm soát số lượng rệp sáp hại sầu riêng một cách có hiệu quả. Đặc biệt phương pháp này giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và không gây hại cho sức khỏe con người.
- Sử dụng phương pháp thủ công: Đối với các vườn cây sầu riêng có diện tích nhỏ, khuyến nghị bà con nên sử dụng phương pháp thủ công để xử lý rệp sáp. Phương pháp này bao gồm việc bắt và tiêu hủy các con rệp sáp tìm thấy trên các bộ phận của cây.
Rệp sáp là mối đe dọa đối với các loại cây trồng ăn quả, đặc biệt là sầu riêng. Tuy nhiên, bằng cách triển khai phòng tránh và xử lý rệp sáp hại sầu riêng hợp lý và đúng cách, bà con có thể giảm thiểu thiệt hại và bảo vệ sầu riêng tốt hơn. Hy vọng các nhà vườn sẽ kiểm soát được tình trạng này và cải thiện năng suất cho các mùa vụ sầu riêng đạt năng suất cao.