Cách phòng ngừa sâu bệnh trên cây dưa lưới trồng trong nhà màng

Cách phòng ngừa sâu bệnh trên cây dưa lưới trồng trong nhà màng
08/12/2024 08:05 PM 49 Lượt xem

    1. Chăm sóc
       – Treo cây, kẹp gốc: Sau khi trồng 7-10 ngày (cây cao khoảng 50cm) tiến hành treo cố định cây, sử dụng dây để buộc sát gốc dưa lưới. Dùng kẹp dây cố định cây dưa hoặc quấn ngọn dưa lưới theo dây buộc hàng ngày.
    – Tỉa chồi, kẹp nhánh: Theo dõi khi cây phát triển đến nhánh thứ 10 thì tiến hành kẹp nhánh. Tỉa bỏ các cành cấp 1 từ nách lá thứ nhất đến nách lá thứ 9, để lại các cành cấp 1 mang trái từ lá thứ 10 trở lên để thụ phấn, cành mang trái để lại 2 lá thật đầu tiên, cắt bỏ các cành còn lại không mang trái. Chú ý tạo độ thông thoáng cho cây từ gốc đến nhánh thứ 9 giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi trái.
    + Thụ phấn: Có thể thụ phấn bằng Ong mật hoặc bằng tay.
    Thụ phấn bằng Ong mật: Sử dụng 2 tổ, mỗi tổ 4 cầu cho diện tích  1.000m2. Bắt đầu thả ong khi cây xuất hiện hoa cái đầu tiên (tương đương khoảng 15 – 20 ngày sau khi trồng), thả vào lúc trời mát buổi sáng.
    Thụ phấn bằng tay: Khi cây xuất hiện hoa cái thì tiến hành thụ phấn, sử dụng phấn hoa đực để chụp lên đầu nhụy hoa cái (hoa đực thường hình thành trên thân chính, hoa cái hình thành tại các nhánh phụ). Thao tác thoa hạt phấn trên đầu nhụy cái cần phải nhẹ, đều để quả đẹp và đều nhau. Thời gian thực hiện thụ phấn trước 9h sáng, tiến hành thụ phấn liên tục trong vòng 7 ngày, trung bình 3 – 5 bông cái/cây. Khi 100% cây đậu quả thì ngừng thụ phấn. Sau khi thụ phấn xong nên làm dấu tránh cho việc thụ phấn lại nhụy hoa cái đã được thụ phấn.
    Với điều kiện khí hậu của Thành phố Hồ Chí Minh, nên áp dụng thụ phấn bằng tay để tỷ lệ đậu quả cao, thời gian đậu quả và chất lượng quả đồng đều.

    + Vị trí để trái: Mỗi cây để lại từ 1- 2 quả, để quả ở lá thứ 10 – 15. Khi trái đạt đường kính trên 2cm thì tiến hành tỉa trái, tỉa hết các cành nách tạo thông thoáng và hạn chế sự tiêu hao dinh dưỡng.
    + Bấm ngọn thân chính: Sau khi quả có đường kính từ  2 – 4 cm thì tiến hành hãm ngọn (lúc này cây đã có lá thứ 23- 25, tương đương khoảng 40 ngày sau trồng) để cây tập trung dinh dưỡng nuôi trái.
    Việc tỉa nhánh, bấm đọt, tỉa trái nên thực hiện vào buổi sáng nhằm tránh tạo cơ hội cho mầm bệnh xâm nhập qua vết thương.

    2. Phòng trừ sâu bệnh hại
     Nhà màng trồng dưa lưới tuy có sử dụng lưới ngăn côn trùng nhưng nếu trồng liên tục thì sau nhiều vụ trồng, trong nhà màng sẽ xuất hiện một số côn trùng gây hại cho cây, chủ yếu là bọ trĩ, bọ phấn, rầy mềm, bệnh khảm, bệnh phấn trắng. Nên thường xuyên đặt bẫy dính trong nhà màng để hạn chế côn trùng gây hại. Chỉ sử dụng các loại thuốc hóa học khi tình trạng sâu bệnh hại nghiêm trọng, nên sử dụng thuốc có tính tiếp xúc, phân hủy nhanh và có thời gian cách ly ngắn, đồng thời tuân thủ theo nguyên tắc “4 đúng”: đúng thuốc, đúng liều lượng và  nồng độ, đúng lúc, đúng cách. Chỉ sử dụng các loại thuốc BVTV trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng trên cây rau tại Việt Nam

    Cơ sở 1

    Chợ Đạt Lý, xã Hòa Thuận, BMT, Dak Lak. 0939473947

    Chi nhánh số 1

    Lorem Ipsum has been the industry's standard dummy text ever since the 1500s, when an unknown printer took a galley of type and scrambled it to make a type specimen book.